Xâm lược Rus Bạt_Đô

Cướp phá Suzdal của hãn Bạt Đô tháng 2 năm 1238: Tiểu họa trong biên niên sử thế kỷ 16.

Năm 1235, Bạt Đô, trước đó từng trực tiếp chinh chiến để chiếm Krym, được giao chỉ huy một đội quân tới 130.000 người để thực hiện việc xâm chiếm châu Âu. Những người anh em họ hàng của ông như Quý Do, Buri, Mông Kha, Khulgen, Kadan, Baidar và các tướng lĩnh Mông Cổ lừng danh như Tốc Bất Đài (Subotai, Сүбээдэй), Borolday (Боролдай) và Mengguser (Мөнхсар) đã cùng tham gia với ông theo lệnh của Oa Khoát Đài. Đội quân này, trên thực tế do Tốc Bất Đài chỉ huy, đã vượt qua sông Volga và xâm chiếm Volga Bulgaria năm 1236. Họ mất khoảng một năm để dập tắt sự phản kháng của Volga Bulgaria, KypchakAlan.

Tháng 11 năm 1237, hãn Bạt Đô gửi sứ giả tới triều đình của Yuri II của đại công quốc Vladimir-Suzdal và yêu cầu ông này phải phục tùng. Một tháng sau, đội quân du mục này đã vây hãm Ryazan. Sau 6 ngày với những trận chiến đẫm máu thành phố này đã bị tiêu diệt hoàn toàn và không bao giờ phục hồi lại được niềm kiêu hãnh trước đây của mình. Nhận được tin dữ, Yuri II đã cho các con trai của mình tới ngăn chặn đội quân du mục, nhưng họ cũng thất bại thảm hại gần Kolomna. Sau khi đốt phá KolomnaMoskva, đội quân du mục đã vây hãm thành Vladimir vào ngày 4 tháng 2 năm 1238. Ba ngày sau, kinh đô của đại công quốc Vladimir-Suzdal thất thủ và bị đốt cháy hoàn toàn. Toàn thể gia đình của Yuri II chết cháy, trong khi vị đại công tước phải bỏ chạy lên phía bắc tới Yaroslavl. Vượt qua sông Volga, ông tập hợp chấn chỉnh lại quân đội, nhưng cuối cùng cũng bị người Mông Cổ tiêu diệt hoàn toàn trong trên sông Sit ngày 4 tháng 3 cùng năm. Yuri II chết trận.

Sau đó hãn Bạt Đô chia quân đội của mình ra thành các đơn vị nhỏ hơn, và các đội quân này đã đánh chiếm, cướp bóc 14 thành phố của Rus, bao gồm Rostov, Uglich, Yaroslavl, Kostroma, Kashin, Ksnyatin, Gorodets, Galich, Pereslavl-Zalessky, Yuriev-Polsky, Dmitrov, Volokolamsk, Tver, Torzhok. Khó chiếm nhất lại là thị trấn nhỏ Kozelsk, tại đây vị tiểu công tước Titus và những cư dân đã chống lại người Mông Cổ trong 7 tuần. Theo truyền thuyết kể lại, khi quân Mông Cổ tiến vào Kitezh thì thị trấn nhỏ này đã chìm xuống hồ Svetloyar với tất cả cư dân của nó, nơi ngày nay người ta vẫn có thể nhìn thấy nó. Các thành phố lớn thoát khỏi cảnh phá hủy là Smolensk, nơi đã chịu khuát phục và cống nộp cho người Mông Cổ, và Novgorod với Pskov, là hai thành phố người Mông Cổ chưa thể đến được do khoảng cách tương đối xa và thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Mùa hè năm 1238, quân đội của Bạt Đô tàn phá Krym và ký kết hòa ước với Mordovia. Mùa đông năm 1239, quân Mông Cổ của ông đốt phá ChernigovPereyaslav. Sau vài tháng vây hãm, đội quân du mục đã tiến vào Kyiv tháng 12 năm 1239. Mặc cho sự kháng cự mãnh lệt của Danylo của Halych, Bạt Đô đã chiếm được 2 kinh đô chính của ông này là HalychVolodymyr-Volyns'kyi. Nhà nước Rus trở thành chư hầu của đế quốc MÔng Cổ chứ không bị sáp nhập vào.